Ra đời vào năm 2008, trải qua nhiều giai đoạn “thăng trầm”, Bitcoin vẫn giữ được vị trí “vua các đồng coin” trong thế giới Crypto. Điều này đã chứng minh Bitcoin và Crypto là một kênh đầu tư vô cùng tiềm năng, đem lại lớn nhuận lớn (tăng 85,6% trong năm 2019). Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ Bitcoin là gì để có thể đầu tư đúng cách và tránh các hình thức lừa đảo đáng tiếc.
Mục lục
1, Bitcoin là gì? Crypto là gì?
2. Bitcoin có lừa đảo hay không?
3. Các cách hạn chế rủi ro trong không gian tiền điện tử
Bitcoin là gì? Crypto là gì?
Đối với những người mới bước chân vào thế giới tiền mã hóa, hẳn bạn sẽ phân vân Bitcoin là gì, Cryptocurrency là gì. Vậy, đầu tiên hãy cùng lướt qua những khái niệm cơ bản này nhé!
Crypto là tên ngắn gọn của Cryptocurrency (tiền điện tử), là một loại tiền kỹ thuật số được bảo mật bằng mật mã, điều này khiến cho việc giả mạo giao dịch gần như không thể.
Tính năng đặc trưng của tiền điện tử là chúng thường không được ban hành bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào, khiến chúng miễn dịch (về mặt lý thuyết) trước sự can thiệp hoặc thao túng của chính phủ.
Đồng tiền điện tử dựa trên Blockchain đầu tiên được ra đời là Bitcoin. Đây vẫn là loại tiền mã hóa phổ biến và có giá trị nhất hiện nay. Tuy nhiên, ngoài Bitcoin, ngày nay còn có hàng ngàn loại tiền điện tử thay thế khác với tên gọi Altcoin với các chức năng và thông số kỹ thuật khác nhau.
Bitcoin là gì?
Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số được ra đời vào năm 2008 sau sự sụp đổ của thị trường nhà đất bởi một người bí ẩn với biệt danh Satoshi Nakamoto.
Người tạo ra Bitcoin đưa ra lời hứa về một loại tiền điện tử có thể cung cấp chi phí giao dịch thấp hơn các cơ chế thanh toán trực tuyến truyền thống. Bên cạnh đó, nó được vận hành bởi một cơ quan phi tập trung, không giống như các loại tiền do chính phủ phát hành.
Cơ quan phi tập trung ở đây được hiểu là tập hợp các máy tính hoặc nút trên Blockchain. Một Blockchain có thể được coi là một bộ sưu tập các khối Bitcoin. Trong mỗi khối là một tập hợp các giao dịch. Tất cả các máy tính chạy trên Blockchain này đều có cùng một danh sách các khối và các giao dịch trong khối và thấy rõ khi nào các giao dịch mới được thêm vào khối nên không ai có thể thực hiện hành vi gian lận, làm giả giao dịch.
Về mặt lý thuyết, để thực hiện một giao dịch bất chính, một người cần phải nhận được sự đồng thuận từ 51% hệ thống máy tính hoặc các nút trên mạng lưới. Bitcoin hiện có hơn 10.000 nút và con số này đang tăng lên, khiến cho một cuộc tấn công 51% như vậy khá khó khăn hoặc có thể nói hoàn toàn không có khả năng xảy ra.
Bitcoin có lừa đảo hay không?
Theo số liệu gần đây nhất được cung cấp bởi Công ty phân tích Blockchain và tiền điện tử Cipher Trace, gần 1,4 tỷ đô la tiền điện tử đã bị đánh cắp trong 05 tháng đầu năm 2020. Nếu so sánh với cùng kỳ năm 2019, con số này chỉ có hơn chứ không kém.
Nếu thống kê cả năm 2019, đã có 4,5 tỷ đô la bị thất thoát, mà nguyên nhân chính theo Cipher Trace cung cấp đó là do sự chiếm dụng, lừa đảo từ chính các sàn giao dịch không uy tín, đã lấy đi số tiền giao dịch khổng lồ của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, năm nay, lợi dụng tình hình bất ổn của đại dịch vi-rút Corona, những kẻ bất chính đã khởi động các chiến dịch lừa đảo tấn công giả mạo (phishing attack), sử dụng mã độc tống tiền (ransomware) và lừa đảo trên thị trường darknet. Theo thống kê, 98% số tiền bị đánh cắp là do lừa đảo và chiếm dụng, thay vì hack và trộm trực tiếp từ sàn như năm 2019.
1. Phishing attack: Vụ hack Twitter chấn động lịch sử 2020
Ngày 15 tháng 7 có lẽ là ngày chấn động nhất đối với Twitter. Một số kẻ tấn công mạng đã kiểm soát thành công các tài khoản của một số công ty, chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng nhất thế giới như: Barack Obama, Joe Biden, Jeff Bezos, Bill Gates, Elon Musk, Kanye West, Michael Bloomberg, Apple, Uber,.. và đăng các tweet kêu gọi người dùng chuyển tiền điện tử của họ vào các địa chỉ ví không xác định để được nhân đôi số tiền này.
Dòng tweet lừa đảo đăng lên từ tài khoản Twitter của ông Elon Musk.
“Tôi muốn trở nên hào phóng hơn trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Tôi sẽ nhân đôi số BTC gửi vào địa chỉ ví BTC của tôi trong vòng 1 giờ tới. Chúc tất cả mọi người may mắn và bình an!”
Chainalysis tiết lộ rằng các tin tặc Twitter đã kiếm được 13,14 BTC trị giá khoảng 120.000 đô la chỉ trong vòng một buổi chiều sau khi đăng các dòng tweet này.
Không lâu sau khi phát hiện ra vụ việc, Twitter đã phải tạm dừng chức năng đăng tweet của các tài khoản "tích xanh" – hay đã được xác thực, dù tài khoản đó đã bị hack hay chưa để ngăn chặn sự lan rộng và tổn thất của vụ hack.
Ngoài vụ việc trên, còn có rất nhiều vụ hack khác liên quan đến việc mạo danh các tổ chức có uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hội Chữ thập đỏ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các trang tin tức Crypto nổi tiếng như: Coindesk, Cointelegraph,... để lừa mọi người.
2. Ransomware: hackers tấn công vào hệ thống cơ sở hạ tầng bệnh viện và đòi tiền chuộc Bitcoin
Các bệnh viện trên khắp thế giới đã chứng kiến sự gia tăng lớn về số vụ tấn công mạng trong năm qua. Trong đó, các hệ thống CNTT quan trọng được mã hóa bằng phần mềm độc hại. Các băng đảng đòi tiền chuộc Bitcoin để đổi lấy khóa giải mã.
Các bệnh viện thường được coi là mục tiêu dễ bị nhắm đến nhất, do độ bảo mật cơ sở hạ tầng CNTT lỏng lẻo và họ luôn sẵn sàng chi trả số tiền chuộc do tính chất quan trọng của cơ sở dữ liệu.
Một trường hợp cụ thể vào tháng 06 vừa qua, hệ thống chăm sóc sức khỏe Crozer-Keystone của Hoa Kỳ đã bị tấn công ransomware bởi băng nhóm NetWalker. Những kẻ này đã đưa dữ liệu lên đấu giá trên hệ thống darknet của chúng và đe dọa nếu dữ liệu này không được mua tại cuộc đấu giá trong vòng sáu ngày, chúng sẽ công khai rò rỉ dữ liệu.
Vào ngày 19 tháng 6, Cointelegraph đã có thể truy cập vào các dữ liệu bị tấn công, có hàng nghìn thư mục với lượng dữ liệu không được tiết lộ, chủ yếu liên quan đến tài chính, nhưng không có gì liên quan đến hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.
Sau đó, băng nhóm NetWalker cũng tuyên bố rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe Crozer-Keystone đã không trả tiền chuộc mà họ yêu cầu bằng Bitcoin (BTC). Hệ thống chăm sóc sức khỏe đã giải quyết vụ việc thông qua DataBreaches.net. Tuy nhiên, họ không cung cấp chi tiết về số tiền chuộc hoặc xác nhận xem dữ liệu bệnh nhân có bị xâm phạm hay không.
3. Lừa đảo trên mạng darknet
Chainalysis đã tổ chức một hội thảo trực tuyến vào ngày 15 tháng 4 để thảo luận về tác động của COVID-19 đối với tội phạm tiền điện tử. Trong cuộc họp này, công ty tiết lộ rằng bọn tội phạm tuyên bố đang bán máu nhiễm coronavirus trên mạng darknet.
Theo Chainalysis, thị trường darknet đã không tránh khỏi những tác động bất lợi của đại dịch, với sự sụt giảm 33% về khối lượng tiền điện tử được gửi đến các địa chỉ lừa đảo.
Tội phạm mạng trên thị trường này đã có những phản ứng khác nhau với cuộc khủng hoảng. Một số trang web tối vẫn thể hiện được tính nhân đạo khi tuyên bố sẽ không bán bất cứ mặt hàng nào liên quan đến đại dịch. Tuy nhiên, những kẻ khác lại tranh thủ cơ hội này để trục lợi.
Một kẻ buôn bán hàng hóa trên thị trường darknet đã tuyên bố sẽ cung cấp máu bị nhiễm coronavirus để bán, mà anh ta nói rằng anh ta đã tiêm vào dơi. Kẻ này nói rằng máu được lấy từ người cha nằm viện. Anh ta bán mỗi con dơi với giá 0,005 BTC. Vẫn chưa rõ liệu hắn ta có thực sự bán máu bị nhiễm bệnh không hay chỉ tìm cách lừa đảo để kiếm Bitcoin (BTC).
Ngoài 3 hình thức kể trên, một hình thức khác vô cùng phổ biến ở Việt Nam hiện nay đó là mô hình Ponzi. Tuy không mới lạ, nhưng nhiều người vẫn rơi vào bẫy lừa vì những lời hứa hẹn lợi nhuận hấp dẫn một-vốn-bốn-lời. Và có lẽ ai cũng nghĩ rằng mình có thể kiếm được một khoản tiền kha khá và rút ra kịp trước khi mô hình này sụp đổ.
Gần đây, hàng loạt mô hình đa cấp được giới thiệu là “kinh doanh hệ thống”, “kinh doanh mạng”, “sàn thương mại điện tử tràn tầng” hay “đa cấp thời đại 4.0” như các dự án Onelinknetwork.com; ChiliMall.net; Vitae.co; Crowd1.com; Tcapital.org; Winvest.io… với lời hứa hẹn hoa hồng lên đến 500 lần số vốn chỉ trong thời gian ngắn.
Các mô hình này thường nhắm đến các đối tượng trẻ, mong muốn đổi đời nhanh chóng, không cần tốn quá nhiều công sức nhưng thu lại được khoản lợi nhuận “khổng lồ”.
Cục Cạnh tranh – Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã lên tiếng cảnh báo người dùng về các mô hình đa cấp này thật ra chỉ đem đến lợi nhuận ảo, những con số mang tính hình tượng trên website của chúng. Sau đó, người dùng sẽ hứng khởi và đi giới thiệu chương trình này cho người thân, bạn bè. Tuy nhiên, nhà đầu tư gần như không thể rút được tiền, và số tiền của họ sẽ không cánh mà bay trước ngày khoản đầu tư đáo hạn.
Các cách hạn chế rủi ro trong không gian tiền điện tử
Không thể phủ nhận thế giới Crypto là một thế giới đầu tư sinh lợi lớn nhưng cũng đầy rẫy các vụ lừa đảo tiền mã hóa. Là một nhà đầu tư thông minh và khôn ngoan bạn không nên từ bỏ các cơ hội đầu tư đầy tiềm năng mà hãy tìm hiểu các rủi ro và chuẩn bị hành trang thật vững chắc để đối phó với các rủi ro đó!
Một điều vô cùng quan trọng là hãy luôn đề cao cảnh giác, tìm hiểu kỹ các dự án trước khi đầu tư, không nên bị mờ mắt bởi những lời hứa hẹn lợi nhuận phi thực tế.
Hi vọng những thông tin/kiến thức hữu ích trên sẽ giúp bạn có thể “sống sót” và đầu tư hiệu quả trong thế giới tiền mã hóa. Hãy trải nghiệm mua bán tiền điện tử (crypto) AN TOÀN và NHANH CHÓNG ngay trên sàn Remitano thông qua kênh giao dịch P2P và đầu tư Invest ngay hôm nay để bắt đầu tạo ra lợi nhuận nhé!
Hãy bình luận ngay bên dưới bài viết nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về các hình thức lừa đảo trong bài viết hoặc các cách bảo mật giúp bạn giao dịch thành công. Cộng đồng yêu Crypto trên Remitano sẽ giúp phản hồi các thắc mắc của bạn!